CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP, NHIỆM KỲ 2012 - 2017
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI DỰ THI

Go down

ĐÁP ÁN CÂU HỎI DỰ THI Empty ĐÁP ÁN CÂU HỎI DỰ THI

Bài gửi  Admin Sun 16 May 2010, 9:36 am

Câu 1: Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ kính yêu vào:
a. Tháng 9/1969
b. Tháng 12/1969
c. Tháng 5/1970
d. Tháng 2/1970.

Câu 2: Trong Bài nói chuyện tại Lớp nghiên cứu Chính trị khóa I, trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 21/7/1956, Bác Hồ đã nói: “… là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức không phải là… Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng… ”. Bác đã đề cập đến vấn đề gì?
a. Lịch sử
b. Chân lý
c. Cách mạng
d. Tự do

Câu 3: Năm 1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng lại ở đâu? Làm gì?
a. Phan Rang, để dạy học.
b. Phan Thiết, để liên lạc với các sĩ phu yêu nước.
c. Đi thẳng từ Quy Nhơn đến Sài Gòn.
d. Phan Thiết, để dạy học.

Câu 4: “Bản án chế độ thực dân Pháp” không chỉ là tác phẩm có giá trị lớn về lý luận, chính trị mà còn có giá trị về văn học, nghệ thuật. Trong bản tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên, tác giả ký tên là:
a. Nguyễn Tất Thành.
b. Nguyễn Ái Quốc.
c. Nguyễn Văn Ba.
d. Hồ Chí Minh.

Câu 5: “Việc gì có lợi cho dân,ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân,ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những câu trên trong:
a. Thư gởi cho Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945).
b. Thư Kêu gọi đồng bào cả nước nhân dịp Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng” (17/9/1945).
c. Thư Kêu gọi đồng bào chống nạn thất học (04/10/1946).
d. Thư gởi cho các chiến sĩ cảm tử quân thủ đô (27/1/1947).

Câu 6: Từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Khi ấy Người bao nhiêu tuổi?
a. Ngày 6/5/1911, 21 tuổi.
b. Ngày 6/5/1911, 20 tuổi.
c. Ngày 5/6/1911, 21 tuổi.
d. Ngày 5/6/1911, 23 tuổi

Câu 7: “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Đây là một đoạn trong bài viết của Hồ Chủ tịch. Bác muốn nói về ai?
a. Lê Nin.
b. Các Mác.
c. Ăng Ghen.
d. Mác và Ăng Ghen.

Câu 8: Bạn cho biết Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập tại địa điểm nào dưới đây?
a. Làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Tây
b. Số nhà 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội
c. Số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội.
d. Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

Câu 9: Tại Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV tháng 7/1924, Nguyễn Ái Quốc giữ cương vị gì trong quá trình tổ chức Đại hội?
a. Tham gia đoàn thư ký đại hội
b. Chủ tịch đoàn chủ tịch đại hội
c. Uỷ viên đoàn chủ tịch đại hội
d. Đại biểu đại hội

Câu 10: Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn đã chỉ rõ: “Khi nói đến lịch sử Đoàn, chúng ta nên đi ngược lên năm 1925”. Như vậy sự kiện mở đầu quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản chủ nghĩa là:
a. Nguyễn Ái Quốc xây dựng được một nhóm thanh niên bí mật gồm 9 người, trong đó có 2 đoàn viên dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản (2/1925).
b. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (6/1925).
c. Nguyễn Ái Quốc mở trường huấn luyện chính trị tại phố Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc (tháng 1/1925).

Câu 11: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Câu nói này được nêu lên trong:
a. Hiến pháp nước Việt Nam.
b. Tuyên ngôn độc lập.
c. Chính cương vắn tắt - sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 12: Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 - 1927 được tập hợp thành tác phẩm:
a. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
b. “Con đường giải phóng”.
c. “Con rồng tre”.
d. “Đường Kách Mệnh”.

Câu 13: Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I (2/3/1946), đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm:
a. Chủ tịch Đảng.
b. Chủ tịch Quốc hội.
c. Chủ tịch Nước
d. Tổng Bí thư Đảng.

Câu 14: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thế nào là Nhà nước do dân, vì dân?
a. Do dân lựa chọn, bầu ra đại biểu chân chính của mình.
b. Do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu hoạt động.
c. Do dân phê bình, xây dựng để Nhà nước luôn tiến bộ.
d. Cả 3 ý trên.

Câu 15: Đảng ta trân trọng ghi vào văn kiện Đại hội: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động” tại Đại hội nào của Đảng?
a. Đại hội X, tháng 4/2006
b. Đại hội IX, tháng 4/2001
c. Đại hội VIII, tháng 4/1996
d. Đại hội VII, tháng 6/1991

Câu 16: Đảng ta đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của dân tộc ta” trong văn kiện Đại hội nào của Đảng?
a. Đại hội VI (1986).
b. Đại hội VII (1991).
c. Đại hội IX (2001).
d. Đại hội X (2006).

Câu 17: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc” – Bác Hồ đã chỉ rõ những điều trên trong tác phẩm nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp.
b. Đường Kách mệnh.
c. Thư gửi đồng bào Nam Bộ (5/1946)
d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).

Câu 18: “…Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn” - đoạn viết trên của Bác Hồ được trích trong:
a. Bài nói với các đại biểu dự hội nghị cán bộ trung - cao cấp trong quân đội (11/1956).
b. Di chúc (1969).
c. Thư gửi đồng bào cả nước (1956).
d. Thư chúc Tết Mậu Thân (1968).

Câu 19: “Đoàn Thanh niên là một tổ chức giúp cho Đảng giáo dục thanh niên nên mọi đoàn viên phải gương mẫu học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt” - Những điều căn dặn thanh niên trên được Bác nói trong dịp nào?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (1950).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (1956).
c. Đại hội Đoàn thanh niên cứu quốc toàn xứ Bắc Bộ (1945).
d. Trong buổi nói chuyện với đồng bào và tuổi trẻ Cao Bằng (1961).

Câu 20: Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào thời gian nào và nêu ra mấy nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay:
a. Đêm 2/9/1945, 3 nhiệm vụ.
b. Ngày 3/9/1945, 6 nhiệm vụ.
c. Ngày 5/9/1945, 5 nhiệm vụ.
d. Ngày 10/9/1945, 10 nhiệm vụ.

Câu 21: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền,... ”. Đoạn văn trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm nào? Tên bài viết đó là gì ?
a. Năm 1969, bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
b. Năm 1957, trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng.
c. Năm 194,5 trong thư gởi cho Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng.
d. Năm 1952, trong bài “Chống quan liêu, tham ô, lãng phí”.

Câu 22: Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh từ tháng năm nào?
a. Từ tháng 8 năm 1941
b. Từ tháng 8 năm 1942
c. Từ tháng 8 năm 1943
d. Từ tháng 8 năm 1944

Câu 23: “Tiến lên chiến sỹ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”
Đoạn thơ trên của Bác được trích trong tác phẩm nào?
a. Thư chúc Tết kháng chiến đầu tiên (1947).
b. Thư chúc Tết Mậu Thân 1968.
c. Thư gửi đồng bào Nam Bộ 1946.
d. Thư gởi các chiến sỹ cảm tử quân thủ đô (1947).

Câu 24: Ai là người thầy đầu tiên của Nguyễn Sinh Cung?
a. Vương Thúc Quý
b. Phạm Ngọc Thọ
c. Nguyễn Sinh Sắc
d. Trần Văn Lương

Câu 25: Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra theo kế hoạch của Nguyễn Ái Quốc và Người đã chủ trì hội nghị với tư cách là:
a. Đại diện Quốc tế Cộng sản
b. Người sáng lập Đảng
c. Đại diện Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
d. Đại diện Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức

Câu 26: “…Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó trong:
a. Tuyên ngôn độc lập (1945).
b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
c. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng (1930).
d. Thư gửi đồng bào cả nước (1956).

Câu 27: “…Về phần mình, Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn”. Những lời dạy trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong dịp nào?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (1950).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (1956).
c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (1961).
d. Đại hội Đoàn Thanh niên cứu quốc toàn xứ Bắc Bộ (1945).

Câu 28: Để tố cáo chính sách cai trị và bóc lột của chủ nghĩa đế quốc ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Người cùng khổ”, xuất bản tại:
a. Paris (Pháp)
b. Quảng Châu (Trung Quốc).
c. Sài Gòn.
d. Hà Nội.

Câu 29: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi mắt của mình”. Đây là câu nói của Hồ Chủ tịch trong:
a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946).
b. Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).
c. Di chúc (9/1969)
d. Diễn văn khai mạc lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương Đảng (11/5/1952)

Câu 30: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lời trên trong trường hợp nào?
a. Người nói với Đại hội Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ 3 (1961).
b. Người nói với Đại đoàn Quân tiên phong đang chuẩn bị về tiếp quản thủ đô Hà Nội (9/1954).
c. Người nói với các đại biểu dự hội nghị cán bộ trung - cao cấp trong quân đội (11/1956).
d. Người nói khi về thăm đền Hùng và dự lễ giỗ tổ Hùng Vương (3/1962).

Câu 31: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đây là lời căn dặn của Bác viết trong:
a. Bài nói chuyện tại Lễ Khai giảng đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc (tháng 9/1949).
b. Bài viết “Người vô sản và người cộng sản” đăng trên báo Cứu quốc (17/7/1951).
c. Di chúc (1969).
d. Bài nói chuyện tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 11/1953).

Câu 32: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào, tại đâu?
a. Ngày 19/5/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)
b. Ngày 19/5/1898, tại quê cha là làng Sen (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)
c. Ngày 19/5/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh)
d. Ngày 19/5/1880, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)

Câu 33: Đang theo học tại Trường Quốc học Huế thì năm 1908, Nguyễn Tất Thành bị buộc phải thôi học vì:
a) Theo cha vào Đồng Tháp Mười
b) Vào Sài Gòn để ra nước ngoài tìm đường cứu nước
c) Tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên
d) Gia đình khó khăn, không đủ điều kiện theo học

Câu 34: Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Bác Hồ về đến Tổ quốc, Người qua biên giới đến địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tại cột mốc số:
a) 18
b) 108
c) 180
d) 1008

Câu 35: Hồ Chí Minh thường căn dặn, cách mạng và những người cách mạng phải chiến thắng các kẻ thù nào?
a. Chủ nghĩa tư sản và bọn đế quốc
b. Thói quen và truyền thống lạc hậu
c. Chủ nghĩa cá nhân
d. Cả ba kẻ thù trên

Câu 36: “…Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên””. Những lời căn dặn trên của Bác được trích từ đâu?
a. Di chúc (1969).
b. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng (1930).
c. Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (1930).
d. Đường Kách mệnh.

Câu 37: Yếu tố nào đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
a. Tư tưởng đại đồng
b. Lòng yêu nước
c. Tư tưởng vô sản
d. Tinh thần quốc tế vô sản

Câu 38: Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn… của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. “…” đó là:
a. Dân chủ rộng rãi.
b. Sự đoàn kết nhất trí.
c. Tự phê bình và phê bình.
d. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Câu 39: Trong Bài nói chuyện tại Lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16/5/1959, Bác Hồ đã ví tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân như:
a. Gốc của cây
b. Ngọn nguồn của sông suối
c. Lúa với cỏ dại
d. Cây với rừng


Câu 40: “Đoàn Thanh niên cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước, phải thực hiện khẩu hiệu “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm”. Đó là lời huấn thị của Bác Hồ tại:
a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ X khoá 2.
b. Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ III.
c. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
d. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn năm 1961.

Câu 41: Trong thời gian từ 1917 đến 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập, tham gia và được đề cử vào những tổ chức nào?
a. Đảng Xã hội Pháp.
b. Hội những người Việt Nam yêu nước.
c. Đảng Cộng sản Pháp.
d. a, b, c đều đúng.

Câu 42: Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng thời gian nào?
a. 1940 - 1942.
b. 1941 - 1942.
c. 1942 - 1943.
d. 1941 - 1943.

Câu 43: Tháng 9/1945, nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi thư cho học sinh toàn quốc. Trong thư, Người đã gửi gắm niềm tin và mơ ước cao cả của mình cho thế hệ trẻ Việt Nam qua câu nói nào?
a. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
b. “Bác mong các cháu ngoan. Mai sau giữ gìn giang sơn Lạc hồng. Sao cho nổi tiếng tiên rồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”.
c. “…Ta chỉ có một cách để theo kịp và đi quá sức người là ra sức học hỏi”.
d. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”


Câu 44: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Đoạn văn trên được Bác Hồ viết trong văn bản nào?
a. Thư gởi các chiến sỹ cảm tử quân thủ đô (27/1/1947)
b. Thư gửi đồng bào Nam Bộ (31/5/1946)
c. Thư gởi cho Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng (17/10/1945)
d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946)

Câu 45: Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo vào thời gian nào?
a. Ngày 15 và 16 tháng 10 năm 1919
b. Ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920
c. Ngày 17 và 18 tháng 9 năm 1920
d. Ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1920

Câu 46: Quyết tâm “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của dân tộc ta được khẳng định trong văn bản nào?
a. “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
c. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng.
d. “Lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến” của Uỷ ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ.

Câu 47: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới là:
a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức.
b. Xây đi đôi với chống.
c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
d. Cả 3 ý trên.

Câu 48: Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có vai trò như thế nào trong khối đại đoàn kết?
b. Là chủ thể của khối đại đoàn kết
c. Là sức mạnh của khối đại đoàn kết
d. Là chỗ dựa của Đảng, của cách mạng
e. Cả 3 vai trò trên

Câu 49: Ngày 13/8/1942, Bác Hồ bắt đầu sử dụng tên Hồ Chí Minh. Đó là lúc:
a. Bác từ Cao Bằng sang Thái Lan hoạt động
b. Bác từ Liên Xô về Trung Quốc để về Việt Nam lãnh đạo kháng chiến
c. Bác từ Cao Bằng sang Trung Quốc để bắt liên lạc với lực lượng cách mạng ở đó
d. Bác từ Trung Quốc về Việt Nam sau thời gian bị quân Tưởng Giới Thạch bắt cầm tù

Câu 50: Bác Hồ đã phát biểu: “Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng, đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên thanh niên lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất tổ quốc”. Câu nói trên được Bác phát biểu trong dịp nào?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (10/1956).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961).
c. Đại hội Đại biểu thanh niên Hà Nội (27/9/1945)
d. Hội nghị Thanh niên Việt Nam (17/8/1947)

Ngoài ra các chi đoàn liên hệ với chi bộ để tìm hiểu nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Hòa Châu lần thứ XII, Tìm hiểu thêm một số thông tin về cuộc đời hoạt động của bác qua sách báo, internet ... đồng thời tìm hiểu thông tin các bài hát viết về Bác Hồ.
Trông quá trình tìm hiểu nếu đơn vị nào phát hiện đáp án có nhầm lẫn xin vui lòng góp ý để BTV đoàn chỉnh sữa bổ sung kịp thời!!
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 87
Join date : 14/05/2009
Age : 40

https://tnhc.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết